Cũng giống với bất kỳ một ngành nghề nào, ngành in ấn cũng có những khái niệm và thuật ngũ riêng của mình. Đừng để chúng trở thành rào cản khiến bạn bị “bơ” khi làm việc với sếp hoặc các đối tác quan trọng của công ty.
Hệ màu RGB/CMYK
RGB và CMYK là 2 hệ màu có các hệ thống màu cơ bản khác nhau: RGB là 3 màu cơ bản của ánh sáng thông thường còn CMYK là hệ thống màu cơ bản dành cho ngành in ấn.
- Hệ màu RGB: Đây là chế độ màu mà màn hình – như màn hình bạn đang đọc hiện này – hiển thị màu. Khi chúng ta kết hợp 3 gam màu này với nhau theo tỷ lệ 1:1:1, sẽ ra màu trắng gốc.
- Hệ màu CMYK: Đây là bảng màu cơ bản và thông dụng nhất trong in ấn kỹ thuật số khổ lớn, trong đó ba màu cơ bản nhất là CMY, nếu kết hợp mà màu này theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ tạo ra màu K (Black) nhưng để tiết kiệm chi phí khi kết hợp ba màu để có màu đen thì sau này một kênh đen riêng biệt xuất hiện. Máy in sử dụng các chấm mực để tạo nên hình ảnh từ bốn màu này.
Pantone colour – Bảng màu Pantone
Trong thuật ngữ thiết kế in ấn, pantone được hiểu là cách pha màu hay hệ màu thứ 5. Pantone bao gồm hàng ngàn màu khác nhau được pha ra từ 4 màu CMYK cơ bản trong in ấn.
File ảnh vector
File vector dù bạn thay đổi kích thước thế nào cũng không bị vỡ. Chính vì không bị vỡ khi thay đổi kích thước, nên file vector luôn là sự lựa chọn tốt nhất trong ngành in ấn.
Watermark
Cách đánh dấu sản phẩm thiết kế thuộc về bạn, công ty của bạn. Nó là cách đánh dấu sản phẩm thiết kế có bản quyền.
Chỉ số DPI
- Hầu hết các máy in hoạt động bằng cách tạo các chấm nhỏ trên mỗi inch vuông nhằm tạo ra một hình ảnh. Và tất nhiên khi tạo càng nhiều chấm thì đồng nghĩa với việc độ chính xác và chi tiết phải cao hơn. Có thể nói, số chấm trên mỗi inch chính là thước đo cho chất lượng in.
- Các bạn hãy nhớ rằng, DPI không phải là công cụ có thể thay đổi chất lượng, kích thước hình ảnh. Việc tặng DPI không đồng nghĩa là làm cho hình ảnh tạo thành sắc nét hay có chất lượng tốt hơn.
Bế
Bế – Tạo thành đường hằn trên giấy để gập hoặc tạo hình để gập thành hộp
Cán màng bóng/Cán màng mờ
- Cán màng bóng sẽ có độ sáng bóng, mịn láng và bắt sáng rất tốt, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm in ấn. Đồng thời, sử dụng kỹ thuật cán bóng sẽ giúp cho ấn phẩm tăng tính năng bảo vệ chống xước, chống thấm nước, bụi bẩn và không nhăn như các phương pháp ép thông thường khác.
- Ấn phẩm sau khi in được cán màng mờ sẽ tạo một cảm giác mờ, không bắt sáng và màu sắc không tươi bằng kỹ thuật cán bóng. Tuy nhiên, bản in cán mờ sẽ giúp sản phẩm tăng độ sang trọng.
In gốc nước ( water-based printing )
In gốc nước ( water-based printing ): chủ yếu in trên mực in gốc nước. Có độ bóng khá cao nên thường được sử dụng trong các ấn phẩm cao cấp.
Bài viết danh sách những thuật ngữ thông dụng trong ngành in ấn quảng cáo vừa giúp bạn giải phèn, hi vọng bạn không còn bị “bơ” khi làm việc khiến cho mọi thứ suôn sẻ hơn. Mọi thông tin hoặc thắc mắc liên hệ ngay số hotline để được các chuyên viên tư vấn ngay!